Đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính là gì

Về nghĩa đen, “đòn bẩy” ám chỉ một loại máy cơ đơn giản, chúng xuất hiện nhiều trong bộ môn Vật Lý. Tuy nhiên, trong ngành tài chính, thuật ngữ này cũng được nhắc đến thường xuyên. Vậy thực tế đòn bẩy tài chính là gì? Tại sao các nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy tài chính để mang lại những lợi nhuận cao? Mời quý vị đón đọc bài viết dưới đây để cập nhật kiến thức bổ ích này nhé!

Đòn bẩy tài chính là gì?

Trong tiếng Anh, đòn bẩy tài chính được viết là Financial Leverage (gọi tắt là FL). Khái niệm này ám chỉ khả năng sử dụng vốn vay trong tổng số nguồn vốn của một doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân một người.

Thông qua đó, tổ chức tài chính có thể gia tăng tỷ suất lợi nhuận hoặc thu nhập tính trên đơn vị cổ phần. Trong bảng cân đối kế toán, đây chính là khoản thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp.

Đòn bẩy tài chính là gì
Đòn bẩy tài chính là gì

Ví dụ về đòn bẩy tài chính

Các doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức sử dụng đòn bẩy tài chính như một bước đệm để tăng khả năng sinh lời. Tuy nhiên, điều này thường đồng nghĩa với việc mức rủi ro sẽ cao hơn. Trong bảng cân đối kế toán, mức độ đòn bẩy cao thường đồng nghĩa với vốn chủ sở hữu thấp hơn nợ phải trả.

Để hiểu thêm về khái niệm đòn bẩy tài chính, mời quý vị tham khảo ví dụ minh họa về đòn bẩy tài chính dưới đây:

Hoa và Nam có cùng một số vốn là 20tr đồng. Với số tiền này, cả hai dự định kinh doanh mặt hàng nồi cơm điện cao cấp, với giá 2tr đồng mỗi chiếc.

Hoa có 20tr nên đã sở hữu được 10 chiếc nồi cơm điện cao cấp. Lúc này, Hoa đang sử dụng tiền vốn của bản thân mà không dùng đến bất kỳ đòn bẩy tài chính nào.

Ngược lại, Nam có 20tr và đã vay thêm 10tr (từ người thân hoặc ngân hàng). Lúc này, Nam có tổng số tiền là 30tr nên đã sở hữu được 15 chiếc nồi cơm điện cao cấp. Như vậy, Nam đã có tổng số 15 chiếc khi sử dụng đòn bẩy tài chính từ số vốn 20tr của mình. Trường hợp, mỗi chiếc nồi bán ra với mức giá cao hơn giá nhập. Điều này có nghĩa mức lợi nhuận của Nam sẽ cao hơn Hoa. Ngược lại, Nam cũng sẽ phải chịu rủi ro nhiều hơn.

Do đó, để thành công trong việc vận dụng sức mạnh của đòn bẩy tài chính, quý vị cần hiểu rõ về bản chất cũng như có những kiến thức tốt trong hoạt động đầu tư.

Đòn bẩy tài chính
Ví dụ cụ thể về đòn bẩy tài chính

Tầm quan trọng của đòn bẩy tài chính là gì?

Đòn bẩy tài chính hiện nay là công cụ được nhiều tổ chức và cá nhân yêu thích sử dụng. Chúng không chỉ tạo ra sức mạnh cho từng đồng vốn kinh doanh mà còn mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Dưới đây là 3 vai trò khẳng định tầm quan trọng của đòn bẩy trong hoạt động tài chính:

  • Giúp đẩy mức tăng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp từ nguồn vốn chủ sở hữu ban đầu. Thông qua đòn bẩy, bạn sở hữu một khoản đầu tư lớn hơn với khả năng thực tế của doanh nghiệp.
  • Được ví là “lá chắn” của doanh nghiệp, phần lợi nhuận phát sinh được tính vào phần chi phí. Nhờ đó, tổ chức được khấu trừ một phần thu nhập phải chịu thuế.
  • Giúp hoạt động kinh doanh, đầu tư đảm bảo khi có thể bù đắp một phần thiếu hụt vốn.

Đối với hoạt động đầu tư trên thị trường ngoại hối, đòn bẩy tài chính được ứng dụng nhằm nâng tổng số vốn đầu tư. Khi đó, lợi nhuận kiếm về theo phần trăm số vốn sẽ tăng lên rất nhiều.

Tầm quan trọng đòn bẩy tài chính
Tầm quan trọng của đòn bẩy tài chính là gì?

Công thức tính đòn bẩy tài chính là gì?

Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính được xác định dựa trên tỷ lệ về mức thay đổi tỷ suất lợi nhuận (so với vốn chủ sở hữu) và mức thay đổi lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

Công thức tính đòn bẩy tài chính
Công thức tính đòn bẩy tài chính là gì?

Giải thích ý nghĩa các đại lượng trong công thức tính đòn bẩy tài chính:

  • F thể hiện mức chi phí cố định.
  • v là chi phí biến đổi tính trên 1 đơn vị sản phẩm
  • p là giá bán
  • Q là tổng số lượng sản phẩm
  • I là lãi vay doanh nghiệp phải trả

Thông qua công thức trên, các bạn có thể rút ra 2 kết luận sau đây:

  • Mức ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính có sự khác biệt trước mỗi mức lợi nhuận trước lãi vay và thuế khác nhau.
  • Khả năng ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính phản ánh mức độ rủi ro của tổ chức, doanh nghiệp. Mức độ càng cao thì tính rủi ro càng lớn.
Đòn bẩy tài chính
Tìm hiểu về mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro từ đòn bẩy

Qua bài viết này, quý vị có thể thấy đòn bẩy tài chính là một công cụ quan trọng để đem lại mức lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, khả năng sinh lời luôn được các nhà đầu tư đánh giá cao hơn mức lãi suất đi vay. Đây là lý do quan trọng khiến đòn bẩy tài chính ngày càng được sử dụng nhiều và linh hoạt hơn. Tuy nhiên, để thành công, các bạn hãy liên tục cập nhật những kiến thức tài chính và đầu tư hữu ích. Hãy truy cập vào Sàn Forex để giao lưu và học hỏi nhiều điều bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *