Kênh phân phối là gì và có vai trò gì trong doanh nghiệp?

kênh phân phối là gì?

Bạn đã từng biết đến kênh phân phối là gì?chưa? Trong kinh doanh ngoài việc tạo ra sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, thì doanh nghiệp phải chú tâm đến kênh phân phối của doanh nghiệp vì nó sẽ góp một phần không nhỏ tới sự thành công của chiến dịch marketing, nhưng đối với những người mới kinh doanh chưa hiểu rõ về kênh phân phối, kênh phân phối là gì?, vai trò của kênh phân phối, những chiến lược phát triển,… Vậy nên trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho các bạn mọi “vấn đề” của kênh phân phối.

Kênh phân phối là gì? 

kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối được sử dụng để nhận sản phẩm từ nhà sản xuất, doanh nghiệp sản xuất hoặc người tạo ra nó với mục đích là đưa mặt hàng đến người sử dụng. Ngược lại, nó cũng thể hiện con đường thanh toán được thực hiện từ người mua hàng cuối cùng đến nhà cung cấp ban đầu. Hiện nay, có 4 nhóm trung gian phân phối được phân loại sau đây:

  • Nhà bán buôn: Được hiểu là những đơn vị kinh doanh nhận hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất hàng hóa với số lượng lớn rồi bán lại cho các nhà bán lẻ hoặc những nhà bán buôn nhỏ hơn nhằm kiếm lãi nhiều hơn từ chênh lệch giá. 
  • Nhà bán lẻ: Được hiểu là đơn vị kinh doanh nhận hàng hóa từ nhà bán buôn hoặc các cửa hàng đại lý lớn, nhỏ và bán sản phẩm đến tay khách hàng cuối cùng. 
  • Đại lý/môi giới: Tuy những cửa hàng đại lý/môi giới không có quyền sở hữu hàng hóa nhưng nó là đại diện cho các doanh nghiệp để tìm kiếm các nhà bán buôn, nhà bán lẻ, người tiêu dùng, bán lại sản phẩm và hưởng hoa hồng trực tiếp từ nhà sản xuất.

Kênh phân phối có vai trò gì trong doanh nghiệp?

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, người tiêu dùng khá khó khăn trong việc quyết định mua hàng vì phải đối mặt với nhiều mặt hàng, sản phẩm có nhiều tính năng tương tự nhau, cùng với đó là các chương trình khuyến mại, quảng cáo rầm rộ đến từ các nhãn hàng. Vậy nên vai trò của kênh phân phối trong doanh nghiệp được coi là rất quan trọng vì nó sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng tốt hơn và có vai trò quan trọng không kém trong chiến lược tiếp cận thị trường của nhà cung cấp, thúc đẩy doanh thu, mở rộng danh mục sản phẩm và dịch vụ có sẵn cho khách hàng cuối cùng.

Các loại kênh phân phối 

Kênh phân phối gồm có 4 cấp, đó là: Kênh 0 cấp – phân phối trực tiếp; kênh phân phối cấp 1, cấp 2, cấp 3 và các kênh trung gian phân phối khác.

kênh phân phối là gì? 1

Kênh phân phối trực tiếp

Kênh phân phối trực tiếp bao gồm người sản xuất bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng mà không hề thông qua bất ky trung gian nào. Được hiểu: Doanh nghiệp -> Khách hàng

  • Ưu điểm: Kênh phân phối trực tiếp giúp các nhà sản xuất có thể nắm bắt được chính xác, kịp thời những thông tin chính về thị trường và yêu cầu của khách hàng. Từ đó làm cho chi phí phân phối được giảm ở mức thấp nhất có thể, lợi nhuận tăng lên.
  • Nhược điểm: Không thực hiện được nhiệm vụ theo hướng chuyên môn hóa, người sản xuất phải thực hiện thêm chức năng bán hàng nên cần nhiều nhân lực hơn, gia tăng đầu mối phức tạp.

Kênh phân phối gián tiếp

Ở kênh phân phối gián tiếp được chia thành hai loại nhỏ là kênh phân phối truyền thống, kênh phân phối hiện đại:

Kênh phân phối truyền thống

kênh phân phối là gì? 2

Hàng hóa và dịch vụ trong kênh phân phối truyền thống sau khi được sản xuất sẽ được phân phối theo trình tự: nhà sản xuất => trung gian phân phối => người tiêu dùng, cụ thể:

Kênh một cấp 
  • Ưu điểm: Có sự phân công chuyên môn hóa khá cao và nâng cao khả năng động bộ hóa lô hàng của nhà phân phối.
  • Nhược điểm: Đòi hỏi nhà sản xuất/nhà bán lẻ phải đảm nhận thêm chức năng, hạn chế trình độ xã hội hóa cả trên cả hai lĩnh vực, khó bảo đảm được tính liên tục, cân đối trên toàn bộ tuyến phân phối.
Kênh hai cấp 
  • Ưu điểm: Tập trung chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực, gia tăng năng suất lao động
  • Nhược điểm: Thường xuyên gặp rủi ro lớn do kênh có quá nhiều trung gian.
Kênh ba cấp

Kênh ba cấp phù hợp với những mặt hàng có nhu cầu cao, có thị trường mục tiêu trải dài trên cả nước.

  • Ưu điểm: Thuận lợi cho các sản phẩm mới, tạo thuận lợi cho các nhà sản xuất đang gặp khó khăn trong những vấn đề: hoạt động cổ động, hoạt động quảng cáo, không có nhiều kinh nghiệm trong thâm nhập thị trường
  • Nhược điểm: Số cấp của kênh khi tăng lên làm cho việc cập nhật thông tin từ khách hàng cuối cùng gặp khó khăn. Ngoài ra, việc giám sát, kiểm tra các trung gian cũng gặp trở ngại lớn.

Kênh phân phối hiện đại

Các nhà sản xuất có thể sử dụng các kênh phân phối hiện đại, thương mại trực tuyến để bán hàng hóa của họ. VD: Shopee, Tiki, Lazada, eBay,…

Tóm lại, kênh phân phối là một nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp. Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng phần nào giải đáp được thắc mắc “kênh phân phối là gì?” rồi đúng không? Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong hành trình trở thành marketer chuyên nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *